Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Thương hiệu và quy Trình xây dựng

Thương hiệu là một dấu hiệu hay một ký hiệu dùng để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Thương hiệu là một sự bảo đảm và cũng là lời cam kết về các đặc tính sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp đến cho khách hàng về màu sắc, chất lượng, giá bán, khối lượng và tiện ích kèm theo.

Xây dựng thương hiệu là một quá trình lựa chọn và kết hợp các thuộc tính với mục đích để có thể làm sản phẩm hoặc dịch vụ trở nên đặc biệt, hấp dẫn hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Xây dựng thương hiệu được coi là con át chủ bài của kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh online của các doanh nghiệp, công ty.
Bất kỳ công ty, doanh nghiệp hay tổ chức nào thì để xây dựng thương hiệu, họ đều đưa ra các chiến lược bao gồm về nội dung và quy trình xây dựng thương hiệu. Tùy theo mong muốn hay tính chất kinh doanh của mỗi công ty, doanh nghiệp, tổ chức mà quy trình xây dựng thương hiệu có thể khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình xây dựng thương hiệu cơ bản gồm có 5 bước như sau:
Bước 1: Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu
Đây là bước cơ bản nhất của việc xây dựng thương hiệu. Cấu trúc nền móng của thương hiệu bao gồm các đặc điểm nhỏ sau:  
-       Các nhận biết cơ bản của thương hiệu (Brand Attributes): là logo, màu sắc, đặc điểm nhận dạng giúp thương hiệu đó khác biệt với thương hiệu khác. Ví dụ đặc tính cơ bản của Aquafina là: Nước tinh khiết đóng chai; Logo màu trắng trên nền xanh mát mẻ với màu đỏ của mặt trời trên dãy núi. xanh với sóng trắng, rõ nét, khác biệt. 

-       Các Lợi ích thương hiệu (Brand Benefits): là lợi ích thực tính lợi ích cảm tính và lợi ích cảm xúc của thương hiệu đó mang lại cho người tiêu dùng.
-       Niềm tin thương hiệu/Brand Beliefs Niềm tin nào chứng tỏ rằng thương hiệu sẽ mang lại lợi ích cho người dùng
-       Tính cách thương hiệu/ Brand personlization: Nếu thương hiệu đó biến thành người thì người đó sẽ như thế nào, tính cách người đó ra sao?
-       Tính chất thương hiệu/ Brand Essence là tóm tắt yếu tố tạo sự khác biệt và đặc trưng, thường được sử như câu slogan của thương hiệu
Bước 2: Định vị thương hiệu
Tại sao phải định vị thương hiệu? Với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường kinh doanh thì định vị thương hiệu trong mắt người tiêu dùng là việc mà mỗi công ty, doanh nghiệp, tổ chức đều phải làm. Nếu thương hiệu không được xác định rõ nằm ở đâu trong não người dùng thì họ không bao giờ nhớ được thương hiệu đó. Định vị thương hiệu nhằm truyền thông tinh chất của thương hiệu một cách đồng nhất trên mọi phương tiện truyền thông từ đó xây dựng tài sản của thương hiệu (Brand Equity)
Bước 3: Xây dựng chiến lược thương hiệu
 Sau khi đã định vị được thương hiệu, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thương hiệu trong dài hạn gồm: mục tiêu, đối tượng hướng tới, kế hoạch truyền thông cho từng sản phẩm, chi phí bỏ ra, hiệu quả thu được,... 
Bước 4: Xây dựng chiến dịch truyền thông
Các chiến dịch truyền thông của mỗi công ty, doanh nghiệp, tổ chức phải chú trọng tới việc nhóm đối tượng công chúng cũng như lựa chọn các kênh truyền thông nào hiệu quả và thu hút người tiêu dùng nhất. Và cần phải chia ra các giai đoạn truyền thông để thu được hiệu quả kép vừa cho người tiêu dùng, vừa cho công ty, doanh nghiệp, tổ chức.
Bước 5: Đo lường và hiệu chỉnh kế hoạch truyền thông
Sau mỗi giai đoạn truyền thông, cần có sự đo lường hiệu quả của chiến dịch truyền thông để có sự hiệu chỉnh kịp thời.
Công ty Thương mại và Dịch vụ Truyền thông Adam
SĐT: 043.699.3333 - 0912.669.669
Địa chỉ: 151 Hào Nam
Web: adammedia.vn



0 nhận xét:

Đăng nhận xét